Nhu cầu giao hàng cá nhân tăng mạnh trong dịch Covid-19
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, thói quen tiêu dùng của người dân đã có nhiều thay đổi, trong đó nhu cầu giao hàng cá nhân có xu hướng tăng lên.
Trong lĩnh vực vận chuyển, mảng giao hàng cá nhân toàn quốc từng chưa phổ biến. Thông thường, chỉ khi có việc cần gửi hàng hoặc đồ cá nhân cho người thân ở xa, người dân mới tìm đến các dịch vụ gửi hàng truyền thống như nhà xe, bưu điện (gửi hàng theo tài xế hoặc gửi kèm các tuyến xe liên tỉnh). Trong xu hướng đầu tư của nhiều doanh nghiệp lớn, nhu cầu này từng được nhận định là thị trường ngách, lượng cầu nhỏ, tăng trưởng chậm, đơn hàng không thường xuyên và đều đặn.
Mặt khác, theo đà phát triển của thương mại điện tử (TMĐT), mảng giao hàng thương mại tăng tốc và được nhiều đơn vị vận chuyển lớn tập trung khai thác. Theo báo cáo eConomy SEA 2020, vận chuyển và giao thức ăn nằm trong top 5 lĩnh vực của nền kinh tế số Đông Nam Á. Giá trị nền kinh tế số của Việt Nam - bao gồm TMĐT, vận chuyển và giao đồ ăn - đã tăng 16%, lên 14 tỉ USD. Năm 2020, lượng người sử dụng dịch vụ giao thức ăn thường xuyên đã đạt đến 80% trong khi năm 2016 chỉ có 20% lượng người sử dụng (khảo sát QandMe). Bên cạnh đó, thị trường cũng chứng kiến cuộc đua tốc độ giao nhận TMĐT rất quyết liệt. Các ứng dụng giao hàng tại Việt Nam đã đóng góp doanh thu 302 triệu USD, vượt 45,9% so với năm 2019 (theo Statista).
Diễn biến phức tạp của Covid-19 khiến người dân ưu tiên các dịch vụ giao tận nơi, hạn chế đi lại |
Tuy nhiên, khi dịch Covid-19 bùng phát, thói quen tiêu dùng thay đổi đã gia tăng tốc độ phát triển của giao hàng cá nhân. Việc lo lắng lây nhiễm dịch bệnh trên các chuyến bay, tuyến tàu, xe khiến người dân hạn chế di chuyển, nhu cầu gửi hàng hóa, nhu yếu phẩm cho người thân ngày càng nhiều và đa dạng. Theo Khảo sát người tiêu dùng Việt Nam của Deloitte 2020, Covid-19 đã làm thay đổi hành vi của khách hàng, tạo nên áp lực cải tiến dịch vụ đối với các hãng giao nhận. Từ đó, “số hoá" và “cá nhân hóa" trải nghiệm dịch vụ trở thành một bài toán sống còn của các đơn vị cung cấp. Sự tiện lợi, nhanh chóng và giá cả cạnh tranh là những yếu tố được ưu tiên hàng đầu trong quyết định lựa chọn tiêu dùng.
Anh Trung (quận 7, TP.HCM) cho biết: “Một năm gần đây, do dịch bệnh nên mình hạn chế về quê và thường xuyên gửi đồ về cho gia đình. Mỗi lần gửi mình phải mang đồ ra tận nhà xe ở quận 6, nhiều khi không canh được thời gian xe chạy nên bị lỡ chuyến, đành phải mang đồ về. Mình rất mong chờ các tính năng công nghệ mới để shipper lấy hàng tận nơi và giao hàng thuận tiện hơn”.
Anh Minh, một tài xế tại nhà xe chở khách liên tỉnh và nhận giao hàng kèm theo cho biết, mệt mỏi nhất là việc phải tự ghi nhớ đơn hàng, tuyến giao mà không có hệ thống hoặc phần mềm nào hỗ trợ. “Nhiều khi hàng gửi nhiều quá, mình quên đơn, quên hàng nên khách đến phàn nàn, phải truy lại đơn rất đau đầu” - anh Minh cho biết.
Thấu hiểu nhu cầu của người dân và những khó khăn của giao hàng truyền thống, nhiều công ty công nghệ đã phát triển và đổi mới dịch vụ để đáp ứng nhanh nhạy trước những đòi hỏi mới của thị trường. Tại Việt Nam, tiên phong trong lĩnh vực này phải nói đến tính năng giao hàng cá nhân toàn quốc được vận hành bởi Ninja Van và Grab trên Grab Express với nhiều đặc điểm nổi trội: lấy hàng tận nơi, giao hàng toàn quốc, theo dõi đơn dễ dàng, an toàn đảm bảo, thao tác nhanh gọn.
Tài xế công nghệ của hãng vận chuyển Ninja Van tuân thủ quy tắc 5K phòng chống dịch |
Sự kết hợp giữa hai hãng vận chuyển hàng đầu khu vực là Grab và Ninja Van hứa hẹn tạo nên một mạng lưới giao nhận lớn tại Đông Nam Á. Khách hàng theo đó sẽ là người hưởng lợi nhờ được phục vụ tốt hơn và có thể yên tâm gửi hàng đến bất kỳ nơi nào trên khắp Việt Nam. Về mặt kinh doanh, việc hợp tác còn là động lực tích cực cho thị trường giao nhận.
Ngọc Minh
Via Kinh doanh - Tin kinh tế thị trường, tài chính, chứng khoán https://ift.tt/30fJHoI
Nhận xét
Đăng nhận xét