Hiệu ứng chưa từng có, dòng tiền tỷ USD dồn dập vào cuộc

Dòng tiền tỷ USD đổ vào mỗi phiên từ vài trăm nghìn tài khoản mở mới đang đẩy tài sản của người Việt lên cao chưa từng có. Nhiều tỷ phú Việt chứng kiến túi tiền gia tăng thêm cả tỷ USD trong một thời gian ngắn.

Dòng tiền ồ ạt đổ vào

Thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận thêm một kỷ lục mới về giao dịch. Sau khi đạt mức cao chưa từng có hơn 28 nghìn tỷ đồng cuối tuần trước, trong phiên cuối tháng 5 cả 3 sàn chứng khoán ghi nhận một kỷ lục mới: hơn 32 nghìn tỷ đồng giá trị cổ phiếu được chuyển nhượng. Trong đó, hơn 30 nghìn tỷ đồng giao dịch qua khớp lệnh.

Đây là một con số kỷ lục chưa từng có và nó liên quan trực tiếp hàng trăm nghìn tài khoản cá nhân và tổ chức được mở mới trong vài tháng đầu năm 2021.

Giao dịch có thể còn tăng bùng nổ hơn nữa nếu sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) không nghẽn lệnh vào đầu giờ chiều.

Cổ phiếu Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của tỷ phú Trần Đình Long tăng trần lên đỉnh cao kỷ lục mới: 52.700 đồng/cp sau khi điều chỉnh giá tham chiếu trả cổ tức. Tổng cộng có hơn 60,3 triệu cổ phiếu HPG được chuyển nhượng trên sàn trong phiên 31/5. Dư mua ở mức giá trần còn gần 5 triệu đơn vị.

Giá cổ phiếu lên đỉnh cao mới giúp khối tài sản của ông Trần Đình Long quy từ 864 triệu cổ phiếu HPG có giá trị gần 58 nghìn tỷ đồng (khoảng 2,5 tỷ USD), tăng hơn gấp đôi trong vòng 6 tháng qua. Còn theo Forbes, tài sản của ông Long là 2,6 tỷ USD tính tới hết 31/5.

{keywords}
Các tỷ phú Việt chứng kiến túi tiền tăng mạnh nhờ giá cổ phiếu đi lên.

Tỷ phú Hồ Hùng Anh cũng chứng kiến tài sản tăng mạnh nhờ cổ phiếu Masan và Techcombank tăng vọt trong thời gian gần đây. Cổ phiếu ngân hàng Techcombank tăng thêm 1,3% trong phiên cuối tháng lên đỉnh cao mới: 53.700 đồng/cp, cao gấp hơn 2 lần so với 6 tháng trước.

Theo Forbes, tính tới cuối 31/5, tài sản của ông Hồ Hùng Anh đạt 2 tỷ USD.

Dòng tiền lớn giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng bùng nổ và lập đỉnh cao mới. Chỉ số VN-Index phá dớp “Sell in May” tăng mạnh trong tháng 5 nhờ sự bứt phá của nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán.

Chốt phiên 31/5, chỉ số VN-Index tăng 7,59 điểm lên đỉnh cao mới: 1.328,05 điểm. Chỉ số HNX-Index cũng lập kỷ lục mới với cú tăng vọt 7,4 điểm lên 317,85 điểm. Chỉ số UPCOM-Index tăng 2,66 điểm lên 88,77 điểm. Tính trong cả tháng 5, chỉ số VN-Index đã tăng gần 9%, từ mức trên ngưỡng 1.220 lên như hiện tại.

Theo ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc môi giới CTCK Mirae Asset, thị trường tăng điểm do tiền đổ vào nhiều. Tiền rẻ và hiệu ứng giãn cách gần đây khiến thị trường tiếp tục đi lên. Nhiều người ở nhà lên mạng nhiều hơn và tăng tần suất một số kênh đầu tư, trong đó có chứng khoán.

Số liệu cho thấy, gần đây, mỗi ngày có khoảng 4.000 tài khoản được mở mới. Trong 4 tháng đầu năm, số tài khoản chứng khoán mở mới đạt gần 370 ngàn tài khoản, nâng tổng số lượng tài khoản trên thị trường Việt Nam đã đạt hơn 3.14 triệu tài khoản, tăng hơn 13% so với thời điểm đầu năm.

Không chỉ các cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán và một số blue-chips như HPG, nhiều cổ phiếu vừa và nhỏ cũng tăng rất mạnh. Rất nhiều cổ phiếu tăng “bằng lần” trong tháng 5, cao nhất là mã BIO của CTCP Vắc xin và sinh phẩm Nha Trang tăng tới 9 lần.

Nhịp tăng con tiếp diễn

Trên thực tế, áp lực chốt lời lớn đã xuất hiện. Vào đầu giờ sáng ngày 31/5, chỉ số VN-Index có lúc giảm 13 điểm với nhiều mã có vốn hóa lớn giảm như Vingroup, Vincom Retail, VietJet… Áp lực chốt lời cùng nỗi lo bệnh dịch lan rộng có thể ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, dòng tiền mới vẫn đang đổ mạnh vào, áp đảo cả xu hướng bán ròng của khối ngoại. Trong phiên cuối tháng 5, khối ngoại bán ròng gần 1.700 tỷ đồng, trong đó bán mạnh HPG và cổ phiếu ngân hàng.

Thực tế cho thấy, các cổ phiếu vẫn đều đặn đi lên. Với khối ngân hàng, các cổ phiếu lĩnh vực này vẫn liên tục lập kỷ lục cao mới. Trên thị trường chỉ còn 1 cổ phiếu giá dưới 20.000 đồng, còn lại đều có thị giá cao, nhiều mã lên trên ngưỡng 50.000 đồng/cp. Vietcombank đã lên ngưỡng 100.000 đồng/cp.

Trong năm vừa qua và quý I/2021, nhờ thu lời lớn, nhiều ngân hàng đã xử lý xong nợ xấu và hướng tới những kết quả tốt đẹp hơn trong tương lai.

{keywords}
Nhóm cổ phiếu ngân hàng bứt phá.

Nhiều nhận định cho rằng, lãi suất tiền gửi ngân hàng vẫn ở mức thấp và các kênh đầu tư khác không hấp dẫn, cùng với sự ổn định kinh tế vĩ mô tương đối của Việt Nam… là các yếu tố đẩy chứng khoán lên đỉnh cao mới.

Trong tuần qua, Việt Nam là quốc gia duy nhất được cả ba tổ chức xếp hạng tín nhiệm gồm Moody’s, Fitch và S&P nâng triển vọng lên mức tích cực, kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện và lan rộng ra toàn cầu.

Trong một báo cáo gần đây, Mirae Asset cho rằng, VN-Index có thể lên gần 1.500 điểm. Tầm nhìn là tăng giá dài hạn. Sau kết quả ấn tượng trong quý I, Mirae Asset nâng dự báo tăng trưởng thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) năm 2021 từ mức 20% lên 28%. Chứng khoán Việt Nam vẫn khá hấp dẫn. VN-Index đang giao dịch ở mức P/E hơn 18 lần.

Theo MBS, với những phiên khớp lệnh tỷ USD như hiện nay, nhịp tăng của thị trường hoàn toàn có thể mở rộng lên các ngưỡng cao mới.

Trong khi đó, theo CTS, các diễn biến trung hạn T+50 và dài hạn T+200 vẫn đang tiếp tục duy trì kịch bản đi lên khả quan. VN-Index ghi nhận diễn biến tăng điểm trong bối cảnh ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.300 điểm đang phát huy tốt vai trò của mình khi thu hút dòng tiền tham gia tích cực hơn.

Theo TVSI, lực cầu tại vùng giá 1300 điểm rất mạnh và dự báo thị trường tăng điểm trong trung hạn và dài hạn. Chỉ số được dự báo sẽ tiếp tục hướng đến thử thách vùng kháng cự tại mốc fibo kế tiếp quanh vùng giá trị 1330 điểm.

Còn theo Chứng khoán Sài Gòn (SSI), các tín hiệu tiếp tục củng cố cho xu hướng tăng giá hiện tại trên chỉ số VN-Index. Nhiều khả năng chỉ số sẽ tiếp tục đi lên hướng đến vùng 1.350-1.400. Những nhịp điều chỉnh ngắn nếu có sẽ tạo cơ hội gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

M. Hà

Via Kinh doanh - Tin kinh tế thị trường, tài chính, chứng khoán https://ift.tt/30fJHoI

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thức cả đêm, làm sao để dễ ngủ?